BUSINESS & ECONOMICS STUDIES (BEST)


DỊCH VỤ

  • Hướng dẫn/đào tạo thiết kế bản câu hỏi/phiếu khảo sát
  • Hướng dẫn thu thập số liệu
  • Hướng dẫn mã hóa và nhập liệu
  • Hướng dẫn xử lý số liệu
  • Hướng dẫn phân tích số liệu
  • Đào tạo thống kê ứng dụng bằng phần mềm SPSS/EVIEWS
  • Nhận khảo sát thị trường

 

Co To quoc Co Viet Nam Vietnam Flag
THÔNG BÁO
Lớp DE09KT56D đã có điểm thi môn sử dụng phần mềm SPSS trong công tác nghiên cứu... Hạn chót phản hồi là sáng thứ 4 (22/08/2012)
 

 

Chuyện ngụ ngôn hai người tù  

Quý vị có nhớ chuyện nhân vật chính trong phim The Beautiful Mind hay không? Đó là ông giáo sư John F. Nash Jr., cũng được giải Nobel về kinh tế học. Ông thuộc một chủng loại khác với ông Akerlof ở trong nghề kinh tế. Ngành của ông gồm những người chuyên về "Game Theory," Lý thuyết Trò chơi. Thực ra ông là một nhà toán học, chỉ đi qua lãnh vực kinh tế một lần, với một bài viết ngắn ngắn, mà từ đó người ta đặt ra tên "Trạng thái quân bình theo lối Nash" (Nash Equilibrium.) Khi nghiên cứu kinh tế dùng Lý thuyết Trò chơi, Game Theory, các tác giả thường đặt vấn đề (kể một câu chuyện) xong rồi đặt câu hỏi đi tìm trạng thái quân bình Nash. Nghe chơi chơi vậy nhưng hầu hết các vấn đề kinh tế đều có thể đem ngiền ngẫm theo phương pháp Game, mà John Nash đã bầy ra cách đặt vấn đề, nên mở ra một con đường mới cho các nhà nghiên cứu. Không những trong kinh tế học, các ngành khoa học xã hội khác cũng khai thác Game Theory với nhiều ích lợi và lý thú.

Một câu chuyện giản dị được bao nhiêu nhà nghiên cứu dùng Game đem ra thử thách cái trí thông minh của mình là chuyện "Ngụ ngôn hai người tù" (The prisoners' dilemma.) Có người bịa ra câu chuyện đó để suy nghĩ về chiến lược thời chiến tranh lạnh Nga với Mỹ, rồi có người thấy có thể áp dụng nó vào môn học kinh tế, người khác đem áp dụng vào lãnh vực chính trị học, xã hội học, thậm chí đến việc nghiên cứu sinh học, di truyền học cũng dùng được.

Câu chuyện đơn sơ và thích thú. Một lần mở cuốn sách tên là Nguồn gốc của Đức hạnh (về đạo đức-xã hội học,) thấy câu mở đầu viết, "The prisoner has a dilemma ..." - Người tù có một mối lưỡng nan - tôi cảm thấy ngay tác giả là một người "biết chuyện!" Như gặp một người mà mình cảm thấy có thể trò chuyện mãi không chán, có thể kết bạn được. Mỗi lần gặp một bạn trẻ có vẻ thông minh và tò mò về đời sống chính trị, xã hội, tôi lại bị quyến rũ, muốn đem câu chuyện ngụ ngôn đó ra kể. Tiếc lắm, trong 100 người thì cũng chỉ được một người quan tâm! Nếu gặp một ai, bàn luận với nhau về một vấn đề nào đó, thí dụ chuyện cải tổ của đảng cộng sản Trung Quốc hay chuyện ông Osama bin Laden, hoặc một vụ ly dị, một vụ con cãi mẹ, mà chỉ cần nói, "Đây là một thứ prisoner's dilemma," nói thế là hiểu nhau rồi, thì vui biết mấy. Chữ Hán gọi là "Tương thị mạc nghịch," nhìn nhau là hiểu nhau, không thấy gì đối nghịch.

Chuyện ngụ ngôn hai người tù kể như vầy:

Tanya và Cinque bị bắt trong lúc cướp ngân hàng Hibernia, họ bị giam ở hai phòng riêng. Mỗi người chỉ lo cho mình chứ không lo cho bạn. Một viên biện lý khôn ngoan bảo riêng mỗi người rằng: "Mày có thể thú tội, hoặc giữ im lặng. Nếu mày thú tội mà bạn mày im lặng, mày sẽ được tha, còn bạn mày sẽ bị tù nặng vì có lời mày làm chứng. Ngược lại, nếu mày im lặng mà bạn mày thú thì nó sẽ được tha, còn mày ở tù. Nếu cả hai cùng thú tội, cả hai sẽ bị tù, nhưng tòa sẽ cho án nhẹ thôi. Nếu cả hai cùng im lặng, tòa sẽ buộc tội mang vũ khí bất hợp pháp và phạt tù. Bây giờ nghĩ đi, sáng mai viết cho tòa một tấm giấy thú tội nhé!"

Mỗi người tù trên đây suy nghĩ như nhau, thấy chỉ có hai trường hợp xẩy ra, là hoặc người kia thú tội, hoặc hắn im lặng. Thử tính trong mỗi trường hợp đó mình quyết định thế nào thì có lợi nhất.

Nếu người kia im lặng, mình có thể chọn im lặng hoặc thú tội. Nếu cũng im lặng thì sẽ bị tù vì tội mang súng bất hợp pháp, nếu thú tội thì sẽ được tha. Như vậy thì thú tội tốt hơn!

Bây giờ nếu người kia thú tội, nên tính sao? Nếu mình im lặng, mình sẽ bị tù nặng còn nó được tha. Còn nếu mình thú tội, cả hai sẽ bị tù nhưng được hưởng án tù nhẹ hơn. Thôi, cứ thú tội vẫn hơn.

Cả hai người tù cùng suy nghĩ thuần lý sẽ thấy đằng nào cũng nên thú tội! Đó là suy nghĩ thuần lý dựa trên quyền lợi của mỗi người.

Nếu như hai người có thể thông tin cho nhau, và có thể biết chắc người kia không thể phản mình được (vì ra ngoài sẽ bị thanh toán chẳng hạn) thì cả hai cùng im lặng, mỗi người sẽ chỉ bị buộc tội mang vũ khí, nhẹ hơn tội cướp ngân hàng!

Câu chuyện này cho thấy khi mỗi người dùng tinh thần duy lý thì kết quả khác nếu tập thể dùng lý trí! Ở đời có rất nhiều trường hợp tương tự!

Câu chuyện "Mối lưỡng nan của hai người tù" do Merrill Flood và Elvin Dresher bịa ra đầu tiên, năm 1950. Họ nghiên cứu về chiến lược trong thế giới với hai cường quốc Nga, Mỹ đang đe dọa nhau bằng bom hạch tâm. Sau đó, ông Albert Tucker kể lại câu chuyện cho có con số rõ ràng hơn, để các giáo sư tâm lý trong Đại học Stanford có thể cùng hiểu. Cho tới cuối thập niên 1970 đã có cả ngàn bài nghiên cứu về câu chuyện này. Từ 1988 đến 1994 có hơn 200 cuốn sách viết đến chuyện này, và cứ thế tiếp tục.

Như vậy cho nên những người nghiên cứu kinh tế học không phải chỉ bàn những chuyện giá trị đồng đô la hay chỉ số sinh hoạt. Họ là người, họ cũng quan tâm đến bao nhiêu chuyện khác. Và nhiều khi họ bàn những chuyện ngoài kinh tế, chỉ vì thấy có thể áp dụng một mô hình kinh tế giản dị vào những cảnh huống khác của cuộc đời.

Hãy coi những vụ Enron, WorldCom, với những Anderson, Merrill Lynch, họ đã bị tố cáo ăn chịu, thông đồng với nhau làm cho giới đầu tư bị thiệt. Nhưng chúng ta cứ quan sát cảnh đàn ông đàn bà, con trai con gái gặp gỡ nhau để tìm bạn lứa đôi coi. Họ cũng play đủ thứ games không khác gì trong thị trường chứng khoán!

This free website was made using Yola.

No HTML skills required. Build your website in minutes.

Go to www.yola.com and sign up today!

Make a free website with Yola